Quay trở lại danh sách
Giáo Trình
Các giáo trình của Bộ môn
(1) Giáo trình: Kinh tế học Vĩ mô
- Tên chủ biên (đồng chủ biên): TS. Trần Việt Thảo và TS. Lê Mai Trang
- Nhà xuất bản: Thống kê Năm xuất bản: 2019
- Tóm lược nội dung giáo trình: Học phần Kinh tế vĩ mô là học phần bắt buộc trong khối kiến thức cơ sở ngành đối với khối ngành kinh tế, hệ tào đạo đại học chính quy. Học phần được thiết kế với thời lượng 3 tín chỉ. Cuốn sách bao gồm 7 chương, gồm nhiều nội dung, tiếp cận nhiều vấn đề cơ bản của kinh tế học vĩ mô như: các khái niệm, đo lường các chỉ tiêu vĩ mô; xây dựng các mô hình tổng cầu; nghiên cứu cơ chế tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ; nghiên cứu các cân đối lớn như cán cân ngân sách, cán cân thương mại; nghiên cứu biến động của lãi suất, tỷ giá hối đoái… Trong phạm vi giáo trình này, các vấn đề kinh tế vĩ mô cơ bản được trình bày từ đơn giản đến phức tạp, từ ngắn hạn đến dài hạn, trong đó chủ yếu tập trung vào các phân tích trong ngắn hạn, … vừa giúp người đọc nắm được các kiến thức cơ bản về môn học, vừa trang bị kỹ năng phân tích, đánh giá, suy luận… Bên cạnh đó, cuốn sách cũng đưa ra một số tình huống kinh tế cụ thể để làm rõ hơn các nội dung lý thuyết giúp người đọc có thể vận dụng các lý thuyết để giải thích một số hiện tượng trong nền kinh tế.
(2) Giáo trình: Kinh tế học vi mô 1
- Tên chủ biên: PGS.TS. Phan Thế Công
- Nhà xuất bản: Thống kê. Năm xuất bản: 2019 (Tái bản lần thứ 2)
- Tóm lược nội dung: Kinh tế học vi mô là một bộ phận của kinh tế học, nghiên cứu cách thức mà các tác nhân trong nền kinh tế đưa ra các quyết định lựa chọn tối ưu trong điều kiện nguồn lực khan hiếm trong một nền kinh tế thị trường. Kinh tế học vi mô là một môn khoa học được nhiều người lựa chọn để học tập và nghiên cứu. Giáo trình Kinh tế học vi mô 1 được biên soạn dựa trên chương trình môn học của trường Đại học Thương mại và tham khảo các giáo trình khác trong và ngoài nước. Giáo trình có kết cấu gồm các phần như: nội dung của môn học, các bài tập luyện tập, thực hành và thảo luận. Sau mỗi chương của giáo trình đều có tóm lược nội dung của chương, các dạng câu hỏi thảo luận, câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai, bài tập thực hành tính toán và các thuật ngữ thông dụng trong Kinh tế học vi mô. Cuối giáo trình là lời giải và đáp án các câu hỏi của từng chương. Mục tiêu của cuốn sách là nhằm tạo điều kiện thuận lợi giúp người đọc nắm vững lý thuyết và biết cách vận dụng lý thuyết vào các tình huống thực hành cụ thể trong thực tiễn kinh tế – xã hội ở Việt Nam. Nội dung cụ thể của cuốn sách được trình bày trong 6 chương, bao gồm:
- Chương 1: Tổng quan về Kinh tế học vi mô.
- Chương 2: Cung cầu và cơ chế hoạt động của thị trường.
- Chương 3: Lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng.
- Chương 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp.
- Chương 5: Cấu trúc thị trường.
- Chương 6: Thị trường các yếu tố sản xuất.
(3) Tên giáo trình: Kinh tế học quản lý
- Tên chủ biên: PGS.TS. Phan Thế Công và TS. Phạm Thị Minh Uyên
- Nhà xuất bản: NXB Thống kê. Năm xuất bản: 2019
- Tóm lược nội dung giáo trình: Kinh tế học quản lý là môn khoa học về vận dụng lý thuyết kinh tế và các công cụ phân tích của khoa học ra quyết định quản lý để xem xét cách thức một tổ chức đạt được mục tiêu với hiệu quả cao nhất. Nói một cách khác, kinh tế học quản lý là khoa học sử dụng các phân tích kinh tế để ra các quyết định kinh doanh bao gồm việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm của tổ chức một cách tốt nhất. Giáo trình Kinh tế học quản lý được biên soạn dựa trên chương trình môn học của trường Đại học Thương mại và tham khảo các giáo trình khác trong và ngoài nước. Giáo trình có kết cấu gồm các phần như: nội dung của môn học, các bài tập luyện tập, thực hành và thảo luận. Sau mỗi chương của giáo trình đều có tóm lược nội dung của chương, các câu hỏi thảo luận, bài tập vận dụng và các thuật ngữ thông dụng trong Kinh tế học quản lý. Mục tiêu của cuốn sách là nhằm tạo điều kiện thuận lợi giúp người đọc nắm vững lý thuyết và biết cách vận dụng lý thuyết vào các tình huống thực hành cụ thể trong thực tiễn kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Để hoàn thiện cuốn sách, các tác giả đã tham khảo nhiều giáo trình ở một số trường Đại học nổi tiếng trên thế giới. Các tác giả tin rằng giáo trình Kinh tế học quản lý sẽ đặc biệt hữu ích cho các sinh viên Đại học Thương mại và những người quan tâm nghiên cứu khoa học Kinh tế học quản lý. Nội dung cụ thể của cuốn sách được trình bày trong 6 chương, bao gồm:
- Chương 1: Tổng quan về kinh tế học quản lý.
- Chương 2: Ước lượng và dự báo cầu.
- Chương 3: Ước lượng sản lượng và chi phí sản xuất.
- Chương 4: Lựa chọn trong điều kiện rủi ro và bất định.
- Chương 5: Quyết định của nhà quản lý trong các cấu trúc thị trường.
- Chương 6: Phương pháp và kỹ thuật ra quyết định nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
(4) Tên sách: Giáo trình Kinh tế Công cộng
- Tên chủ biên: PGS.TS. Phạm Thị Tuệ
- Nhà xuất bản: Thống kê Năm xuất bản: 2019
- Tóm lược nội dung: Kinh tế học công cộng là một chuyên ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về các hoạt động kinh tế của khu vực công cộng (hay khu vực nhà nước) cả ở tầm quốc gia lẫn địa phương. Các hoạt động kinh tế chủ yếu của khu vực công cộng là đánh thuế và chi tiêu công. Kinh tế công cộng nghiên cứu vai trò khách quan của chính phủ trong việc can thiệp vào nền kinh tế nhằm khắc phục các thất bại thị trường. Môn học đề cập tới nội dung phân tích các dạng thất bại của nền kinh tế thị trường, sự can thiệp bằng các chính sách, công cụ của chính phủ nhằm đạt được tối đa hóa phúc lợi xã hội.
Học phần Kinh tế công cộng là học phần bắt buộc trong khối kiến thức ngành, thuộc hệ đào tạo đại học chính quy, học phần được thiết kế với thời lượng 3 tín chỉ, với mục tiêu giới thiệu những vấn đề cơ bản nhất về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế và tác động của các can thiệp của nhà nước tới phân bổ nguồn lực của nền kinh tế, nhằm cung cấp cho sinh viên ngành kinh tế cơ sở lý luận để trả lời câu hỏi khi nhà nước can thiệp vào nền kinh tế và nhà nước can thiệp bằng công cụ gì để hỗ trợ quá trình phát triển.
- Tên chủ biên (đồng chủ biên): TS. Trần Việt Thảo và TS. Lê Mai Trang
- Nhà xuất bản: Thống kê Năm xuất bản: 2019
- Tóm lược nội dung giáo trình: Học phần Kinh tế vĩ mô là học phần bắt buộc trong khối kiến thức cơ sở ngành đối với khối ngành kinh tế, hệ tào đạo đại học chính quy. Học phần được thiết kế với thời lượng 3 tín chỉ. Cuốn sách bao gồm 7 chương, gồm nhiều nội dung, tiếp cận nhiều vấn đề cơ bản của kinh tế học vĩ mô như: các khái niệm, đo lường các chỉ tiêu vĩ mô; xây dựng các mô hình tổng cầu; nghiên cứu cơ chế tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ; nghiên cứu các cân đối lớn như cán cân ngân sách, cán cân thương mại; nghiên cứu biến động của lãi suất, tỷ giá hối đoái… Trong phạm vi giáo trình này, các vấn đề kinh tế vĩ mô cơ bản được trình bày từ đơn giản đến phức tạp, từ ngắn hạn đến dài hạn, trong đó chủ yếu tập trung vào các phân tích trong ngắn hạn, … vừa giúp người đọc nắm được các kiến thức cơ bản về môn học, vừa trang bị kỹ năng phân tích, đánh giá, suy luận… Bên cạnh đó, cuốn sách cũng đưa ra một số tình huống kinh tế cụ thể để làm rõ hơn các nội dung lý thuyết giúp người đọc có thể vận dụng các lý thuyết để giải thích một số hiện tượng trong nền kinh tế.
(2) Giáo trình: Kinh tế học vi mô 1
- Tên chủ biên: PGS.TS. Phan Thế Công
- Nhà xuất bản: Thống kê. Năm xuất bản: 2019 (Tái bản lần thứ 2)
- Tóm lược nội dung: Kinh tế học vi mô là một bộ phận của kinh tế học, nghiên cứu cách thức mà các tác nhân trong nền kinh tế đưa ra các quyết định lựa chọn tối ưu trong điều kiện nguồn lực khan hiếm trong một nền kinh tế thị trường. Kinh tế học vi mô là một môn khoa học được nhiều người lựa chọn để học tập và nghiên cứu. Giáo trình Kinh tế học vi mô 1 được biên soạn dựa trên chương trình môn học của trường Đại học Thương mại và tham khảo các giáo trình khác trong và ngoài nước. Giáo trình có kết cấu gồm các phần như: nội dung của môn học, các bài tập luyện tập, thực hành và thảo luận. Sau mỗi chương của giáo trình đều có tóm lược nội dung của chương, các dạng câu hỏi thảo luận, câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai, bài tập thực hành tính toán và các thuật ngữ thông dụng trong Kinh tế học vi mô. Cuối giáo trình là lời giải và đáp án các câu hỏi của từng chương. Mục tiêu của cuốn sách là nhằm tạo điều kiện thuận lợi giúp người đọc nắm vững lý thuyết và biết cách vận dụng lý thuyết vào các tình huống thực hành cụ thể trong thực tiễn kinh tế – xã hội ở Việt Nam. Nội dung cụ thể của cuốn sách được trình bày trong 6 chương, bao gồm:
- Chương 1: Tổng quan về Kinh tế học vi mô.
- Chương 2: Cung cầu và cơ chế hoạt động của thị trường.
- Chương 3: Lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng.
- Chương 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp.
- Chương 5: Cấu trúc thị trường.
- Chương 6: Thị trường các yếu tố sản xuất.
(3) Tên giáo trình: Kinh tế học quản lý
- Tên chủ biên: PGS.TS. Phan Thế Công và TS. Phạm Thị Minh Uyên
- Nhà xuất bản: NXB Thống kê. Năm xuất bản: 2019
- Tóm lược nội dung giáo trình: Kinh tế học quản lý là môn khoa học về vận dụng lý thuyết kinh tế và các công cụ phân tích của khoa học ra quyết định quản lý để xem xét cách thức một tổ chức đạt được mục tiêu với hiệu quả cao nhất. Nói một cách khác, kinh tế học quản lý là khoa học sử dụng các phân tích kinh tế để ra các quyết định kinh doanh bao gồm việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm của tổ chức một cách tốt nhất. Giáo trình Kinh tế học quản lý được biên soạn dựa trên chương trình môn học của trường Đại học Thương mại và tham khảo các giáo trình khác trong và ngoài nước. Giáo trình có kết cấu gồm các phần như: nội dung của môn học, các bài tập luyện tập, thực hành và thảo luận. Sau mỗi chương của giáo trình đều có tóm lược nội dung của chương, các câu hỏi thảo luận, bài tập vận dụng và các thuật ngữ thông dụng trong Kinh tế học quản lý. Mục tiêu của cuốn sách là nhằm tạo điều kiện thuận lợi giúp người đọc nắm vững lý thuyết và biết cách vận dụng lý thuyết vào các tình huống thực hành cụ thể trong thực tiễn kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Để hoàn thiện cuốn sách, các tác giả đã tham khảo nhiều giáo trình ở một số trường Đại học nổi tiếng trên thế giới. Các tác giả tin rằng giáo trình Kinh tế học quản lý sẽ đặc biệt hữu ích cho các sinh viên Đại học Thương mại và những người quan tâm nghiên cứu khoa học Kinh tế học quản lý. Nội dung cụ thể của cuốn sách được trình bày trong 6 chương, bao gồm:
- Chương 1: Tổng quan về kinh tế học quản lý.
- Chương 2: Ước lượng và dự báo cầu.
- Chương 3: Ước lượng sản lượng và chi phí sản xuất.
- Chương 4: Lựa chọn trong điều kiện rủi ro và bất định.
- Chương 5: Quyết định của nhà quản lý trong các cấu trúc thị trường.
- Chương 6: Phương pháp và kỹ thuật ra quyết định nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
(4) Tên sách: Giáo trình Kinh tế Công cộng
- Tên chủ biên: PGS.TS. Phạm Thị Tuệ
- Nhà xuất bản: Thống kê Năm xuất bản: 2019
- Tóm lược nội dung: Kinh tế học công cộng là một chuyên ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về các hoạt động kinh tế của khu vực công cộng (hay khu vực nhà nước) cả ở tầm quốc gia lẫn địa phương. Các hoạt động kinh tế chủ yếu của khu vực công cộng là đánh thuế và chi tiêu công. Kinh tế công cộng nghiên cứu vai trò khách quan của chính phủ trong việc can thiệp vào nền kinh tế nhằm khắc phục các thất bại thị trường. Môn học đề cập tới nội dung phân tích các dạng thất bại của nền kinh tế thị trường, sự can thiệp bằng các chính sách, công cụ của chính phủ nhằm đạt được tối đa hóa phúc lợi xã hội.
Học phần Kinh tế công cộng là học phần bắt buộc trong khối kiến thức ngành, thuộc hệ đào tạo đại học chính quy, học phần được thiết kế với thời lượng 3 tín chỉ, với mục tiêu giới thiệu những vấn đề cơ bản nhất về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế và tác động của các can thiệp của nhà nước tới phân bổ nguồn lực của nền kinh tế, nhằm cung cấp cho sinh viên ngành kinh tế cơ sở lý luận để trả lời câu hỏi khi nhà nước can thiệp vào nền kinh tế và nhà nước can thiệp bằng công cụ gì để hỗ trợ quá trình phát triển.